Dù đi đâu, làm gì, luôn nhớ mình là con cháu đất Tổ!

Mỹ Hằng| 16/04/2019 13:57

Rời quê hương ra đi lập nghiệp trên vùng đất mới, với bản tính chịu thương chịu khó, giờ đây không ít người Phú Thọ đã trở thành “tỷ phú” trên quê hương mới Đắk Nông, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

ADQuảng cáo

Bác Phùng Văn Bình ở tổ 3, phường Nghĩa Tân là một trong những "tỷ phú" người Phú Thọ ở Đắk Nông

Ông Phùng Văn Bình ở tổ dân phố 3, phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa) là một trong những người đi đầu về phát triển kinh tế. Năm 1986, sau khi xuất ngũ, ông cùng vợ vào Đắk Nông lập nghiệp, ban đầu vay mượn người thân, bạn bè mua mấy sào đất trống trồng cà phê và nuôi thêm gà vịt. Tích lũy dần, sau bao năm làm lụng vất vả, hiện gia đình ông đã có 3 ha cà phê, 5 ha cao su và đầu tư các trang thiết bị máy móc để làm dịch vụ phục vụ sản xuất, có thêm thu nhập.

Đặc biệt, năm 2015, vợ chồng ông còn xây dựng khách sạn mang tên Hương Bình, kinh doanh dịch vụ lưu trú. Với sự nỗ lực không ngừng, đến nay gia đình ông Bình có tổng thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho 10 lao động.

Ông Bình chia sẻ: “Đã làm kinh tế thì ai cũng gặp khó khăn cả nhưng cần phải biết nắm bắt cơ hội thì mới thành công. Ở vùng đất mới nhưng lòng tôi luôn đau đáu nhớ về quê hương và nhắc nhở con cháu sống sao cho xứng đáng là con cháu vùng đất Tổ”.

Gia đình bác Phùng Văn Bình ở tổ 3, phường Nghĩa Trung xây dựng khách sạn mang tên Hương Bình, kinh doanh dịch vụ lưu trú

Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Lâm ở thôn Đồng Tiến, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) cũng vượt qua khó khăn những khó khăn ban đầu và vươn lên làm giàu. Theo lời anh Lâm kể, năm 1998, gia đình anh rời xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vào Ðắk Nông lập nghiệp. Mặc dù cuộc sống trên vùng đất mới có nhiều khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của bạn bè, chính quyền các cấp nên gia đình anh đã dần ổn định, phát triển.

ADQuảng cáo

Giờ đây, ngoài việc chăm sóc 2 ha cà phê, 5 sào tiêu, 6 sào cao su, anh còn mở thêm cửa hàng kinh doanh phân bón, nông cụ... Việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, tạo dựng được uy tín tại địa phương nên khách đến mua hàng ngày càng đông.

Anh Lâm cho biết: “Xa quê làm kinh tế khổ trăm bề nhưng phải cố gắng hết mình. Làm giàu không khó, chỉ cần nắm bắt thời cơ, dám nghĩ dám làm thì mới thành công”.

Gia đình bác Vũ Mạnh Cường ở tổ dân phố 3, phường Nghĩa Trung sau hơn 30 năm vào Đắk Nông lập nghiệp, giờ đây có cơ ngơi vững vàng với thu nhập hàng năm hơn 1 tỷ đồng.

Bác Cường chia sẻ: “Ở quê thì chủ yếu trồng lúa, hoa màu, vào Đắk Nông này, tôi thấy nhiều người trồng cà phê, hồ tiêu nên chịu khó học hỏi kỹ thuật, rồi áp dụng có hiệu quả để đưa kinh tế gia đình phát triển. Khi mình đã nắm vững kỹ thuật, biết cách làm rồi thì chia sẻ kinh nghiệm cho những hộ chưa biết”.

Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Hội trưởng Hội đồng hương Phú Thọ thị xã Gia Nghĩa, hiện tại ở Gia Nghĩa có hơn 100 hộ gia đình quê Phú Thọ sinh sống và sinh hoạt ở 3 chi hội. Nhìn chung, bà con rất cần cù, chịu khó, giúp đỡ nhau trong sản xuất, nên đã xuất hiện nhiều gia đình giàu có. Không những làm kinh tế giỏi, bà con còn hưởng ứng rất tích cực các hoạt động, phong trào do địa phương tổ chức.

Ông Chiến cho biết: “Xa quê lập nghiệp ở vùng đất mới, nên người Phú Thọ thường xuyên quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và phát triển kinh tế. Dù đi đâu, làm gì, chúng tôi luôn nhớ mình là con cháu của quê hương Phú Thọ-đất Tổ. Vì vậy, chúng tôi đã thành lập Hội đồng hương Phú Thọ ở thị xã Gia Nghĩa, mỗi năm tổ chức gặp mặt một lần để chia sẻ, giúp nhau trong cuộc sống cũng như nắm bắt những thông tin về sự đổi thay của quê hương. Đặc biệt, chúng tôi thường xuyên giúp đỡ nhau trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cùng vươn lên làm giàu”.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dù đi đâu, làm gì, luôn nhớ mình là con cháu đất Tổ!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO