Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sấy cà phê: Đắk Mil hướng dẫn người dân xây lò sấy đúng quy định

14/11/2012 09:52

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ðắk Mil thì hiện nay, tại địa phương có trên 250 tổ chức, hộ gia đình có sử dụng lò sấy, xay xát cà phê; trong đó, có gần 80 lò sấy, xay xát cà phê thường xuyên bị người dân phản ánh thả khói bụi, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của các hộ dân sống ở khu vực xung quanh...

ADQuảng cáo

Theo Phòng Tài nguyênvà Môi trường huyện Ðắk Mil thì hiện nay, tại địa phương có trên 250 tổ chức,hộ gia đình có sử dụng lò sấy, xay xát cà phê; trong đó, có gần 80 lò sấy, xayxát cà phê thường xuyên bị người dân phản ánh thả khói bụi, gây ảnh hưởng rất lớnđến sức khỏe, sinh hoạt của các hộ dân sống ở khu vực xung quanh. Ðể hạn chếtình trạng trên, bước vào vụ thu hoạch cà phê năm nay, địa phương đã chủ độngtổ chức nhiều đợt kiểm tra, giám sát, cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền,hướng dẫn các hộ gia đình xây dựng và sử dụng lò sấy cà phê theo đúng quy định,nhằm giảm thiểu lượng khói bụi, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Thị trấn Ðắk Mil làmột trong những địa bàn ở các năm trước có nhiều hộ gia đình sử dụng lò sấy,xay xát cà phê và trở thành “điểm nóng” gây ô nhiễm môi trường. Trước thựctrạng đó, huyện đã tích cực hướng dẫn người dân xây dựng các lò sấy đúng quyđịnh. Do vậy, bước vào vụ cà phê này, chất lượng các lò sấy đã được nâng caohơn, vừa đảm bảo đúng quy định, vừa góp phần giảm thiểu lượng khói bụi phát tánở tầm thấp.

Bà Mai Thị Duyên, ở tổdân phố 5 cho biết: “Gia đình tôi hiện nay đang sử dụng 2 lò sấy, có diện tíchhơn 64 m2 để phục vụ hoạt động sấy cà phê cho gia đình và những hộ dân ở trongvùng. Những năm trước đây, do chưa có điều kiện nên lò sấy cà phê không đượcxây dựng bài bản mà chỉ đậy bạt xung quanh rất thô sơ. Bước vào vụ cà phê nămnay, gia đình đã đầu tư gần 70 triệu đồng để nâng cấp ống khói lên cao 15m,cũng như bọc mái tôn 4 phía lò sấy. Vì thế, lượng khói bụi phát tán dưới tầmthấp cũng đã hạn chế được gần 80%”.

Tương tự, gia đình ôngLê Lợi, ở tổ dân phố 11 nhờ được sự hướng dẫn, nhắc nhở của ngành chức năng nênlò sấy của gia đình đã được tiến hành sửa chữa. Hiện tại, lò sấy của gia đìnhông Lợi cũng đã hoàn thành việc lắp ráp phần khung của ống khói và chuẩn bịđóng mái tôn bao bọc xung quanh để sẵn sàng đưa vào hoạt động.

Ông Lợi chia sẻ: “Thờigian qua, nghe bà con lối xóm phản ánh nhiều về tình trạng khói bụi, tiếng ồndo lò sấy cà phê của gia đình gây ra, tôi cũng áy náy lắm. Vì thế, sau khi đượcUBND huyện mời lên ký cam kết, cũng như hướng dẫn xây dựng lò sấy theo quyđịnh, gia đình tôi đã đầu tư làm ngay. Hiện tại, việc sửa chữa lò sấy cũng sắphoàn thành và hết tháng 11 này, lò sấy của gia đình sẽ đi vào hoạt động, nhằmphục vụ việc sấy cà phê cho bà con”.

ADQuảng cáo

Theo ông Hoàng Ngọ, Bíthư Ðảng ủy thị trấn Ðắk Mil thì do hầu hết các lò sấy cà phê tại địa bàn đềunằm sát trong khu dân cư, các chủ quản lại chưa thực hiện đúng, đầy đủ nhữngnội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường nên gây ảnh hưởng rất lớn đến cáchộ dân sống gần khu vực. Ðể hạn chế tình trạng này, năm nay, trước khi bước vàomùa vụ, chính quyền địa phương phối hợp với các cấp, ngành tuyên truyền, hướngdẫn người dân tiến hành đầu tư, sửa chữa lò sấy cà phê bài bản hơn.

Ðối với những hộ giađình có kế hoạch xây dựng lò sấy, địa phương cũng đã hướng dẫn các hộ bố tríđịa điểm xay xát cà phê hợp lý, không được xay xát làm xả bụi trực tiếp ra cáctrục quốc lộ, tỉnh lộ và các trục đường chính. Bên cạnh đó, địa phương cũng đãkhuyến cáo những hộ gia đình có nhiều diện tích cà phê, có điều kiện về kinh tếnên tổ chức phơi sấy, xay xát, chế biến tại nương rẫy để giảm kinh phí vậnchuyển, cũng như hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Theo ông Nguyễn XuânÁnh, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ðắk Mil thì ngay từ đầu năm 2012,đơn vị đã tiến hành tham mưu cho UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra công tácbảo vệ môi trường của các tổ chức, hộ gia đình sử dụng lò sấy, xay xát cà phê.Thông qua các đợt kiểm tra, đoàn kiểm tra đã phối hợp với các xã, thị trấn tiếnhành tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sửdụng lò sấy cà phê ký cam kết, tiến hành đầu tư sửa chữa, lắp đặt các thiết bị,nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Qua quá trình tuyêntruyền, đoàn đã biểu dương các hộ chấp hành tốt chủ trương của huyện. Ðối vớicác hộ đã ký cam kết nhưng chưa thực hiện cải tạo lò sấy, đoàn yêu cầu các hộđó phải khẩn trương liên hệ với các hộ đã hoàn thành việc cải tạo lò sấy đểtham quan mô hình, từ đó, học hỏi kinh nghiệm và hoàn thành việc sửa chữa lòsấy theo đúng thời gian mà huyện quy định.

Riêng đối với nhữngtrường hợp đã thực hiện cải tạo nhưng chưa hạn chế được ô nhiễm môi trường,huyện cũng yêu cầu các hộ nghiêm túc thực hiện các biện pháp như nâng thêmchiều cao ống khói cho phù hợp với địa hình, công trình kiến trúc xung quanh,lắp đặt thêm quạt hút khói... Nếu không thực hiện, đoàn phối hợp với các ngànhchức năng kiên quyết đình chỉ hoạt động của các lò sấy, xay xát cà phê. Nhờthực hiện kiên quyết các biện pháp trên nên mặc dù lượng khói bụi chưa hoàntoàn được xử lý dứt điểm, nhưng đã hạn chế được khoảng trên 50% lượng khói bụiphát tán ở tầm thấp, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do khóibụi tạo ra.

NguyễnLương

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sấy cà phê: Đắk Mil hướng dẫn người dân xây lò sấy đúng quy định
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO