Hiệu quả bước đầu từ chương trình cải tạo đàn bò ở Chư Jút

11/07/2011 08:52

Để giúp nông dân trong phát triển chăn nuôi bò, từ cuối năm 2009, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò theo hướng lai giữa giống bò đực Brahman đỏ thuộc nhóm zêbu với giống bò cỏ địa phương tại địa bàn huyện Chư Jút...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Để giúp nông dân trong phát triển chănnuôi bò, từ cuối năm 2009, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai chương trình cảitạo đàn bò theo hướng lai giữa giống bò đực Brahman đỏ thuộc nhóm zêbu vớigiống bò cỏ địa phương tại địa bàn huyện Chư Jút.Theo đó, từ năm 2009đến nay, Chi cục đã hỗ trợ người dân thực hiện phối giống thành công cho hơn300 con bò cái và đến thời điểm này đã có 187 con bê lai được sinh ra khỏemạnh. Ông Bùi Đức Phái, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện cho biết: “Số bê lai saukhi sinh đều có trọng lượng đạt từ 22 đến 25 kg/con, nặng hơn bê cỏ từ 3 đến 7kg/con. Bê lai sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, thích nghi tốt với điềukiện tự nhiên của địa phương”.

Gia đình ông Hoàng Văn Hải ở bon U3, thịtrấn Ea T’ling là một trong những hộ đầu tiên đăng ký tham gia chương trình.Ông Hải cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chủ yếu nuôi giống bò địa phương (bòvàng, bò cóc) theo hình thức chăn thả tự do ngoài đồng. Việc bò cái phối giốngnhư thế nào, với con bò đực chất lượng giống ra sao, tôi cũng không chú ý lắm.Vì vậy, đa số bê con sinh ra trọng lượng nhỏ, chỉ nuôi một thời gian là bán nêngiá trị kinh tế không cao. Nhưng từ khi được Chi cục Thú y tỉnh hỗ trợ cho mộtcon bò đực giống Brahman đỏ về nuôi, phối giống với đàn bò nhà nên bê con sinhra to khỏe, quá trình nuôi lớn nhanh, ít bệnh tật, trong khi đó, bò mẹ vẫn pháttriển bình thường nên công chăm sóc cũng đỡ vất vả hơn. Bên cạnh đó, giá thànhcủa bê lai cũng cao hơn hẳn bê cỏ, trước đây, trung bình mỗi con bê cỏ 1 nămtuổi chỉ bán được gần 10 triệu đồng, còn hiện tại, mỗi con bê lai đang đượcthương lái trả với giá 12 triệu đồng. Cho đến nay, gia đình tôi đã thực hiệnphối giống sinh ra được 13 con bê lai”. Còn gia đình anh Y Nuăn Niê ở buônK’Nha xã Đắk Wil cũng phấn khởi cho hay: “Khi đăng ký tham gia chương trình,ngoài việc được hỗ trợ giống bò, gia đình tôi còn được hỗ trợ cám, thuốc trịbệnh… Ngoài ra, tôi còn được tham gia các lớp tập huấn dạy về cách thức chănnuôi, chăm sóc, phòng trừ bệnh cho trâu bò nên giờ tôi có thể tự nhận biết vàchữa trị một số bệnh thông thường mà không cần đến ngành chức năng nữa”. Hiệntại, các gia đình đăng ký tham gia chương trình đều có chung nhận định là việclai giống bò Brahman đỏ với giống bò cỏ địa phương thực sự đã giúp họ nâng caođược chất lượng đàn bò, thay đổi tập quán chăn nuôi, biết và vận dụng thànhcông kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý và dự trữ chế biến thức ănphục vụ chăn nuôi bò.

Cũng theo Chi cục thú y tỉnh, hiện tại đểgiúp người nông dân chủ động nguồn thức ăn cho bò, đơn vị đang tiến hành cấpphát 10 tấn giống cỏ Gine cho các hộ gia đình tham gia chương trình. Có thểnói, trong điều kiện ngành chăn nuôi đang gặp một số khó khăn như dịch bệnh taixanh, dịch lở mồm long móng… thì việc chú trọng cải tạo, nâng cao chất lượnggiống bò thịt là hướng đi đúng, góp phần giúp người nông dân nắm vững những phươngpháp chăn nuôi tiên tiến phòng, chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng trong chănnuôi và tạo việc làm, tăng thu nhập.

Thùy Dương

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hiệu quả bước đầu từ chương trình cải tạo đàn bò ở Chư Jút
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO