Làng nghề truyền thống Đắk Nia đang “trùm mền”

14/03/2011 08:59

Theo ông Phạm Xuân Luyến, Chủ tịch UBND xã Đắk Nia thì vào năm 2008, trong một lần về làm việc tại thị xã Gia Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã đề nghị thị xã xây dựng một khu làng nghề truyền thống ở xã Đắk Nia...

ADQuảng cáo

Theoông Phạm Xuân Luyến, Chủ tịch UBND xã Đắk Nia thì vào năm 2008, trong một lầnvề làm việc tại thị xã Gia Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúcđã đề nghị thị xã xây dựng một khu làng nghề truyền thống ở xã Đắk Nia, nhằmduy trì các hoạt động nghề nghiệp truyền thống, tạo công ăn, việc làm cho ngườidân địa phương; đồng thời góp phần quảng bá một số nét văn hóa đặc trưng củakhu vực Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế… Từ ý tưởng của Bộtrưởng Võ Hồng Phúc, năm 2008, thị xã Gia Nghĩa đã được Trung ương đầu tư kinhphí hơn 6 tỷ đồng để triển khai xây dựng Làng nghề truyền thống Đắk Nia, doUBND thị xã làm chủ đầu tư. Với các hạng mục cơ bản như nhà trưng bày sản phẩm,nhà xưởng sản xuất, khuôn viên cây cảnh, công viên dã ngoại, khu tham quan hiệnvật…, làng nghề được xây dựng hoàn tất vào cuối năm 2008 và bàn giao cho UBNDxã Đắk Nia quản lý, bố trí sử dụng. Tuy nhiên, kể từ khi được bàn giao cho địaphương, làng nghề đã không thể đi vào hoạt động. Giải thích về nguyên nhân dẫnđến tình trạng này, ông Luyến cho biết: “Tuy giao cho xã quản lý, bố trí sửdụng, nhưng do trong thời gian qua, sản phẩm của các ngành nghề truyền thốngnhư dệt thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc, đan lát… không tiêu thụ được, nên xã cũngkhông thể tập trung bà con về làng nghề để hoạt động sản xuất. Thậm chí, xã đãtổ chức tập huấn cho hơn 100 con em trên địa bàn về cách thức sản xuất các sảnphẩm nghề truyền thống, nhưng vẫn không thể huy động được số học viên này vàolàng nghề để hoạt động sản xuất”.


Gia súcthả rông trong khuôn viên làng nghề

Không những không đi vào hoạt động, làngnghề còn không được bố trí người trông coi, bảo vệ cơ sở vật chất, dẫn đếnnhiều hạng mục đã bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Cụ thể, hệ thống điện,cửa kính, cửa ra vào, nhà vệ sinh… hầu như đã bị sập sệ, hư hỏng nặng. Quangcảnh khu làng nghề trở nên hoang phế, cỏ cây mọc um tùm, khuôn viên cây cảnh bịgia súc do người dân địa phương thả rông tàn phá, gây hư hại… Đặc biệt, tại khunhà xưởng sản xuất, hệ thống móng nhà, tường nhà đều xuất hiện những đường rạnnứt rất lớn. Lý giải cho việc làng nghề bị xuống cấp, ông Luyến cho biết thêm:“Do xã không đủ kinh phí để bố trí người bảo vệ, nên một số thiết bị của làngnghề đã bị người dân phá phách, làm hư hỏng. Còn nguyên nhân của việc nhà bịnứt có thể là do sụt đất hoặc chất lượng công trình không đảm bảo. Năm 2010, xãđã có công văn đề nghị UBND thị xã Gia Nghĩa bố trí kinh phí để thuê người bảovệ làng nghề, nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm”.

ADQuảng cáo

Cũng theoông Luyến, ngoài những lý do như không có người trông coi, sản phẩm nghề truyềnthống không tiêu thụ được thì còn có một nguyên nhân khác dẫn đến làng nghề bịlãng phí, đó là do Dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa Liêng Nung (Đắk Nia) bịđình trệ. Bởi vì, theo tính toán của chủ đầu tư, làng nghề chỉ tồn tại và pháttriển tốt nếu như kết hợp được với Khu du lịch sinh thái văn hóa Liêng Nung đểbán sản phẩm cho khách du lịch. Tuy nhiên, do dự án này đến nay vẫn còn dangdở, khách du lịch còn thưa thớt, nên chưa tạo được thị trường để tiêu thụ sảnphẩm của làng nghề.

Nói về vấn đề này, ông Trần Đình Ninh,Phó chủ tịch UBND thị xã Gia Nghĩa cho biết: “Từ một số thông tin phản ánh, thịxã đã tiến hành kiểm tra và nhận thấy, đúng là làng nghề đã bị bỏ hoang lâunay, gây lãng phí, dẫn đến tình trạng xuống cấp của một số hạng mục. Để khắcphục tình trạng này, trước hết, thị xã sẽ cấp kinh phí thuê người trông coi,bảo vệ cơ sở vật chất của làng nghề. Trong thời gian tới, thị xã cũng sẽ tổchức một số hoạt động văn hóa, lễ hội tại đây để phần nào duy trì hoạt động củalàng nghề. Về lâu dài, thị xã cũng sẽ xem xét, có phương án cụ thể để phát huybằng được chức năng của làng nghề”.

Gần 3 năm trôi qua, nhưng thị xã GiaNghĩa vẫn chưa có phương án để khai thác, sử dụng làng nghề một cách có hiệuquả như mục tiêu ban đầu đặt ra. Vậy không hiểu “về lâu dài”, thị xã sẽ cóphương án như thế nào, liệu có khả thi hay không ?

Bài,ảnh: Ngàn Sâu

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làng nghề truyền thống Đắk Nia đang “trùm mền”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO