Đất nước con người

Niềm tự hào của nữ bệnh binh M'nông

Thanh Hằng 21/07/2022 08:14

Hoàn thành nghĩa vụ với đất nước, trở về cuộc sống đời thường, vợ chồng bà H’Krông nỗ lực dạy bảo con cháu, xây dựng quê hương. Gia đình bà được vinh danh là gia đình hiếu học Việt Nam, trở thành niềm tự hào của đồng bào các dân tộc xã Nâm Nung (Krông Nô).

chrome-legacy-window-3302023-13255-pm.jpg

Bà H’Krông là người M’nông còn chồng là người Ba Na, hai người sống cách nhau hơn 300 km, rồi gặp nhau trong những năm tháng mưa bom, bão đạn. Hoàn thành nghĩa vụ với đất nước, trở về cuộc sống đời thường, vợ chồng bà H’Krông nỗ lực dạy bảo con cháu, xây dựng quê hương. Gia đình bà được vinh danh là gia đình hiếu học Việt Nam, trở thành niềm tự hào của đồng bào các dân tộc xã Nâm Nung (Krông Nô).

tit-1-2998x439.jpeg

Bà H’Krông là người M’nông còn chồng là người Ba Na, hai người sống cách nhau hơn 300 km, rồi gặp nhau trong những năm tháng mưa bom, bão đạn. Hoàn thành nghĩa vụ với đất nước, trở về cuộc sống đời thường, vợ chồng bà H’Krông nỗ lực dạy bảo con cháu, xây dựng quê hương. Gia đình bà được vinh danh là gia đình hiếu học Việt Nam, trở thành niềm tự hào của đồng bào các dân tộc xã Nâm Nung (Krông Nô).

hinh-2-4096x2731.jpeg
Những đứa con của bà H'Krông lắng nghe câu chuyện về bố mẹ mình.

Lần dở những ký ức trong tâm trí, bà lão M’nông này chậm rãi kể về những năm tháng ác liệt của cuộc chiến. Lời kể của bà như dẫn mọi người trở về những ngày tháng đầy gian khổ và hiểm nguy trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước ngày nào.

Hơn nửa thế kỷ trước, xã Nâm Nung chỉ là một ngôi làng nhỏ của người M’nông. Hồi ấy cả vùng đất rộng lớn chỉ có khoảng vài chục nóc nhà khuất dưới những tán cây rừng, được bao bọc bởi các núi non trùng điệp. Người dân trong làng sống theo kiểu tự cung, tự cấp nhưng ai ai cũng giàu ý chí cách mạng, nhiệt tình nuôi giấu cán bộ chiến sĩ.

hinh-4-4096x2731.jpeg
Bà H'Krông xúc động khi nhắc về những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

15 tuổi, bà H’Krông cùng những cô gái trong buôn tham gia vào đội văn nghệ quần chúng, đi biểu diễn khắp vùng Tây Nguyên. Sau này, ngoài việc tham gia nuôi giấu cán bộ, bà còn tham gia công tác thanh niên và vận chuyển đạn dược, lương thực tới chiến trường miền Nam.

Tôi và một người bạn nữa trong buôn hàng tháng băng rừng sang Campuchia chở đạn và muối về phục vụ kháng chiến. Phải mất 3 ngày 3 đêm vượt rừng mới sang tới nơi, rồi lại mất chừng ấy thời gian để đưa về căn cứ. Trong thời gian này, tôi gặp ông nhà khi ông ấy đang là bộ đội trong căn cứ, nhiều lần nói chuyện rồi cả hai mới nảy sinh tình cảm”, bà H’Krông hồi tưởng lại.

hinh-3-4096x2831.jpeg
Những năm chiến tranh, bà H'Krông gặp chồng khi ấy đang là bộ đội, được nuôi giấu trong căn cứ cách mạng Nâm Nung.

Bà H’Krông cho biết, chồng bà là ông Đinh Nhớt (sinh năm 1944) dân tộc Ba Na. Ông quê Gia Lai, nhưng năm lên 10 tuổi, làng ông bị giặc càn quét, bố mẹ, anh em đều bị bắt và sát hại. Ông may mắn chạy thoát rồi gia nhập đoàn văn công An Khê. Sau đó xin nhập ngũ và theo đồng đội hành quân tới căn cứ Nâm Nung này.

Hồi ấy bộ đội ăn ở luôn nhà dân. Hàng ngày thấy bố mẹ tôi giã gạo nuôi quân nên ông ấy thường sang nhà giúp ông bà già (bố mẹ) làm rẫy. Được một thời gian, thấy ông ấy chăm chỉ nên ông bà già tôi mới nói ông ấy về ở rể. Hai vợ chồng nên duyên trong những năm tháng chiến tranh, gắn bó với nhau hơn nửa thế kỷ cho đến ngày ông ấy nhắm mắt xuôi tay”, bà lão H’Krông hồi tưởng lại.

hinh-1-1037x692.jpeg
Năm 2005, vợ chồng bà H'Krông được nhà nước trao tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất.

Ghi nhận đóng góp với đất nước, năm 2005, cả hai vợ chồng bà H’Krông được Chủ tịch nước trao tặng Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, trở thành niềm vinh dự, tự hào cho cộng đồng các dân tộc xã Nâm Nung.

2(1).jpg
tit-2-2998x459.jpeg

Trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vợ chồng bà H’ Krông sinh được 10 người con. Ông Đinh Nhớt tiếp tục tham gia vào việc xây dựng chính quyền cơ sở, còn bà ở nhà chăm sóc các con.

Bà H’Krông chia sẻ thêm: Sau khi cách mạng thắng lợi, cuộc sống của người dân ở đây vẫn hết sức khó khăn. Nhà có mấy hécta đất nhưng không trồng cây công nghiệp như giờ mà chỉ trồng lúa, ngô, mì. Sau này khi nhiều người đến đây ở, mọi người chỉ nhau cách trồng cà phê, cao su nên đời sống mới được cải thiện.

hinh-8-4096x2731.jpeg
Thấu hiểu những khó khăn, thiệt thòi khi "ít chữ", vợ chồng bà H'Krông quyết tâm cho các con đi học.

Thấu hiểu những vất vả, thiệt thòi của người dân địa phương khi kiến thức hạn chế, nên dù gia đình còn ở cảnh thiếu thốn, vợ chồng bà H’Krông vẫn quyết tâm cho các con ăn học đàng hoàng. Hiện nay, trong số 10 người con của bà H’Krông, nhiều người đang làm việc trong cơ quan nhà nước, công tác trong lĩnh vực giáo dục.

13033-pm.jpg

Năm 2007, gia đình bà H’Krông vinh dự được ra Hà Nội nhận Kỷ niệm chương Gia đình hiếu học do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng.

Cầm trên tay kỷ niệm chương, bà H’Krông xúc động: “Dù chúng tôi có phải nhịn ăn, nhịn mặc cũng phải cho con cái đến trường đầy đủ. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Nhà nước, tất cả 10 con đều học hết lớp 12. Con nào muốn đi học nữa, vợ chồng chúng tôi sẽ nuôi; con nào muốn nghỉ ở nhà, vợ chồng chúng tôi cho đất làm ăn. Mình phải làm gương cho đồng bào mình, thế mới xứng đáng là gia đình hiếu học”.

Kỷ niệm chương Gia đình hiếu học cũng là động lực để gia đình bà H’Krông nỗ lực hơn nữa trong việc nuôi dạy con cái. Đến hôm nay, bà H’Krông có thể tự hào dù không giàu có về tiền bạc, nhưng sự trưởng thành của các con đã khiến cả hai ông bà yên tâm và có phần hãnh diện với bà con.

hinh-7-4096x2731.jpeg
Năm 2007, gia đình bà vinh dự được nhận Bằng khen và Kỷ niệm chương "Gia đình hiếu học xuất sắc".

Bản thân vợ chồng tôi đều học ít, nhưng nhìn thấy các con ngoan ngoãn, tu chí học tập, làm ăn nên mừng lắm. Bà con trong bon cũng vui vì gia đình tôi là tấm gương cho những trẻ em trong vùng học theo”, bà H’Krông nói giọng tự hào.

tit-3-2998x511.jpeg
13112-pm.jpg

Ngồi nghe những tâm sự của mẹ, H'Mân (con gái bà H’Krông) luôn tự hào về những đóng góp và nỗ lực của bố mẹ. H'Mân là con út trong nhà nên được nhận sự yêu thương, chăm sóc đầy đủ nhất.

hinh-12-4096x2504.jpeg
H'Mân đang là sinh viên năm cuối của ngành Sư phạm Ngữ Văn, trường Đại học Tây Nguyên.

Chia sẻ về dự định sắp tới của mình, cô sinh viên năm cuối Khoa Sư phạm Ngữ Văn, Trường Đại học Tây Nguyên nói: “Tôi dự định sau khi tốt nghiệp sẽ trở về địa phương làm việc, biến ước mơ được đứng trên bục giảng, trở thành giáo viên truyền đạt kiến thức mình tích lũy trong 4 năm đại học cho những trẻ em trong bon làng. Dẫu phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng tôi sẽ nỗ lực để nối tiếp những truyền thống tốt đẹp mà bố mẹ, ông bà đã xây dựng nên”.

hinh-11-4096x2731.jpeg
Cô sinh viên năm cuối ước mơ được trở về quê hương, đứng trên bục giảng để nối dài những truyền thống quý báu của gia đình.

Trong khi đó, chị H'Luân (SN 1988) đã trở thành nữ giáo viên mầm non người M'nông duy nhất tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang, xã Nâm Nung. Những ngày hè này, hàng ngày, chị H'Luân cùng các giáo viên trong trường đến từng nhà vận động người dân tham gia phổ cập giáo dục, góp một phần nhỏ vào công tác xóa mù chữ và nâng cao dân trí cho người dân địa phương.

Tự hào về truyền thống mà bố mẹ đã xây dựng lên, chị H'Luân tự nhủ rằng: "Chúng tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay là công sức của các thế hệ cha anh đi trước và bố mẹ tôi vinh dự được góp một phần nhỏ trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Chị em tôi luôn tự hào, tự nhủ rằng, phải yêu thương, đùm bọc và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời tiếp nối nguyện vọng của bố mẹ, con cái của chúng tôi cũng được tạo mọi điều kiện để đến trường, không đứa nào vì hoàn cảnh khó khăn mà phải bỏ học".

img_6720-4096x2731.jpeg
Hàng ngày, chị H'Luân vẫn cùng giáo viên, cán bộ địa phương đi phổ cập giáo dục cho những đứa trẻ trong bon.

Bà H’Thương, Phó Chủ tịch UBND xã Nâm Nung cho biết, gia đình bà H’Krông không chỉ tiêu biểu về truyền thống cách mạng, tinh thần hiếu học mà còn là gương sáng trong lao động sản xuất. Ba năm trước, do tuổi cao, sức yếu nên ông Đinh Nhớt đã qua đời.

13222-pm.jpg

Bản thân bà H’Krông là bệnh binh, lại bị ảnh hưởng của chất độc hóa học nên nhiều năm nay chỉ ở nhà phụ giúp các con. Hiện 9 trong số 10 người con của ông bà đã trưởng thành, xây dựng gia đình và ra ở riêng, chỉ còn 1 cô con gái út hiện đang học năm thứ tư, Đại học Tây Nguyên. Phát huy truyền thống của gia đình, các con cháu của vợ chồng ông Đinh Nhớt và bà H’Krông vẫn đùm bọc, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và trở thành điển hình của cộng đồng, xã hội”, bà H’Thương cho hay.

1111111111.jpg
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Niềm tự hào của nữ bệnh binh M'nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO