Thuận An, đồng bào được đào tạo nghề, có thêm việc làm, thu nhập

04/10/2013 15:12

Những năm trước đây, cứ sau mỗi mùa vụ là chị H’Bian ở bon Bu Ðắk, xã Thuận An (Ðắk Mil) lại “thất nghiệp”, không có việc gì làm thêm để có thêm thu nhập. Năm 2012, sau khi biết xã tổ chức mở lớp học may ngắn hạn, chị đã đăng ký tham gia.

ADQuảng cáo

Ðược các giảng viêncủa Trung tâm dạy nghề tỉnh chỉ dạy, giờ đây chị đã nắm bắt được các kỹthuậtmay cơ bản. Sau khi kết thúc khóahọc, chị đã đầu tư 2 triệu đồng mua một máy may để có thể hành nghề phục vụ nhucầu của gia đình cũng như bà con trong bon, nên gia đình có thêm thu nhập.



Nhờ tham gia lớp học mayngắn hạn mà một số chị em bon Bu Đắk có thể hành nghề may mặc

ADQuảng cáo

Tương tự, đầu năm2013, chị H’The ở bon Sar Pa cũng đăng ký học nghề dệt thổ cẩm do địaphương tổ chức. Với sự chỉ dạy tận tình của những nghệ nhân trong bon mà giờđây chị có thể tự mình làm nên những sản phẩm thổ cẩm đẹp…

Ngoài những lúc lênnương rẫy thì lúc nhàn rỗi chị thường ngồi bên khung cửi để dệt những sản phẩmmình yêu thích. Với chị, được nhìn thấy các thành viên trong gia đình mặc nhữngtấm áo do chính mình tạo ra là một niềm vui lớn.

Theo ông Nguyễn SỹThông, Bí thư Ðảng ủy xã Thuận An thì trên địa bàn xã hiện có 7 dân tộc anh emsinh sống. Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nôngnghiệp, mỗi lúc thu hoạch xong mùa vụ là thường nhàn rỗi. Do đó, để tạo thêmcông ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thì cùng vớiviệc thực hiện tốt các vấn đề phát triển kinh tế, chính quyền địa phương cònđặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là phụ nữ,đồng bào dân tộc thiểu số, các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn...

Tại các buổi họp, sinhhoạt thôn, bon, các đoàn thể trên địa bàn đều tổ chức lồng ghép tuyên truyền vềchương trình dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ nôngdân…Hàng năm, địa phương thường xuyên cử cán bộ xuống từng thôn, bon để khảosát nhu cầu học nghề cũng như nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Sauđó, xã cũng kiến nghị và phối hợp với cơ quan chức năng, nhất là Trung tâm dạynghề tỉnh mở các lớp dạy nghề ngắn hạn với các ngành nghề như: sửa chữa nôngcụ, cơ khí, may, dệt thổ cẩm, tin học…

Qua tìm hiểu đượcbiết, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, xã đã phối hợp tổ chức được 2 lớp họcmay, 2 lớp dệt thổ cẩm, thu hút hơn 200 người tham gia. Ðiều đáng phấn khởinhất là không ít lao động trên địa bàn đã phát huy được những kiến thức đã họcvà áp dụng vào thực tế để nâng cao thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống. Nhờvậy, đến nay, toàn xã chỉ còn 6% hộ nghèo theo tiêu chí mới; tỷ lệ các hộ khá,giàu chiếm đến gần 70%; thu nhập bình quân đạt gần 39 triệu đồng/người/năm.

Bài, ảnh:Mỹ Hằng

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thuận An, đồng bào được đào tạo nghề, có thêm việc làm, thu nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO