Ưng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp: Góp phần nâng cao chất lượng rừng

02/03/2011 08:18

Trong những năm qua, thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, tỉnh Đắk Nông đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển ngành lâm nghiệp...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Trongnhững năm qua, thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, tỉnhĐắk Nông đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầngphát triển ngành lâm nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là việc chú trọng đầu tư vàocác lĩnh vực như: nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến lâm, nhângiống cây lâm nghiệp… đã tạo tiền đề khuyến khích ngành lâm nghiệp tỉnh nângcao chất lượng trong công tác quản lý, bảo vệ và định hình phát triển sản xuấtlâm nghiệp theo hướng công nghệ cao.

Theo đánh giá của Ban quản lý dự án tỉnhthì việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, bảo vệ và phát triển rừngtrên địa bàn tỉnh so với trước đây cũng đã có những bước tiến đáng ghi nhận.Trong đó, có một số công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật được ápdụng vào các lĩnh vực như: công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, ứngdụng hệ thống quản lý từ tỉnh xuống huyện và xã; xây dựng đề án nâng cao nănglực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm… đã giúp cho các cấp,ngành chuyên môn và địa phương thuận lợi hơn trong việc triển khai nhiệm vụ.Đặc biệt, thời gian qua, ngành lâm nghiệp tỉnh còn đưa vào sử dụng công nghệMap Info đã giúp cho việc thực hiện công tác quy hoạch 3 loại rừng, theo dõidiễn biến tài nguyên rừng, công tác quy hoạch trồng rừng… có được bước tiếnđáng kể và đạt độ chuẩn xác cao hơn. Bên cạnh đó, việc triển khai đồng bộ côngtác khuyến lâm ở tất cả các ngành, địa phương thông qua các dự án như: Dự ánETSP, TFF, Flish… cũng đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Đơn cử, các dự án đãgiúp cho chính quyền địa phương tiếp cận, thực hiện các bước chuyển giao trongcác lĩnh vực như: giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, khoán bảo vệ rừngtheo Chương trình 304, trồng rừng nguyên liệu… đạt được hiệu quả cao. Riêng dựán Flish đã thực hiện tập huấn về công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao đờisống cho cho cộng đồng dân cư sinh sống gần rừng trên 150 lượt người. Đối vớicác dự án ETSP, TFF cũng đã triển khai hiệu quả trong một số chương trình vềtrợ giúp kỹ thuật hiện trường trong giao đất, giao rừng với sự tham gia củangười dân, nhưng các dự án này chỉ mới thí điểm, thực hiện mô hình trong phạmvi hẹp ở các huyện Tuy Đức, Đắk Glong, Krông Nô. Ngoài ra, công tác khuyến lâmcũng được Sở Nông nghiệp-PTNT tiến hành tập huấn nghiệp vụ quản lý giống câytrồng lâm nghiệp cho cán bộ của các huyện, các ban quản lý dự án, các chủ rừngvà cơ sở sản xuất cây giống…

Đối với lĩnh vực nguyên cứu giống cây lâmnghiệp cũng được các đơn vị, địa phương triển khai từ rất sớm. Trong đó, từ năm2006, tỉnh đã cho phép thành lập Trạm nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp ĐắkPlao thuộc Trung tâm Nghiên cứu lâm sinh tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị này đã triểnkhai nghiên cứu một số lĩnh vực như: nghiên cứu giống cây trồng lâm nghiệp,phát triển phương pháp tiếp cận trong lâm nghiệp xã hội… mục đích là để phục vụcông tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, số lượng công trìnhnghiên cứu chưa nhiều và mới manh nha bước đầu nên chưa thể triển khai, áp dụngkết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tế ở địa phương được. Còn vềphía địa phương, hiện chưa có diện tích và khả năng cung cấp giống của các vườngiống, rừng giống, rừng giống chuyển hóa và lâm phần tuyển chọn mà mới chỉ cócác vườn ươm giống đầu dòng, lấy hom phục vụ nhân giống tại 3 vườn ươm (Công tyCổ phần Đức Lộc: 0,7 ha, Công ty Lâm nghiệp Đắk Song: 0,3 ha, Công ty Lâmnghiệp Gia Nghĩa: 0,4 ha). Bởi vì, cho đến nay, tỉnh ta vẫn chưa có điều kiệnvà kinh phí để thực hiện mô hình nhân giống có quy mô kể trên. Nhưng với 3 vườnươm giống trên, đã được Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số 2, thuộc Bộ Nôngnghiệp-PTNT xây dựng và chuyển giao công nghệ, công suất mỗi vườn đạt trungbình 1,5 triệu cây giống/năm, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu trồng rừng hàng nămtrên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, các loại cây giống lâm nghiệpchủ lực trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng gồm: thông ba lá, keo lá tràm, muồngđen; các loại cây trồng rừng sản xuất như: keo lai, keo lá tràm, thông, xoan,xà cừ và một số cây giống mới như: cây hông, gió bầu… đang được các doanhnghiệp, nông dân trồng rộng rãi. Do vậy, việc cần thiết phải đầu tư nghiên cứu,ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình lâm nghiệp xã hội… là hết sức cóý nghĩa trong điều kiện ngành lâm nghiệp của tỉnh còn non trẻ, thiếu thốn cả vềnhân lực và vật lực như hiện nay.

 Văn Tâm

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ưng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp: Góp phần nâng cao chất lượng rừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO