Về việc học sinh nam và nữ vùng xa ở trọ chung phòng

Bảo Ngọc| 03/10/2017 09:49

Hiện nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ và một số DTTS phía Bắc di cư vào địa bàn tỉnh Đắk Nông. Và một thực trạng phổ biến là, các em học sinh DTTS, nhất là học sinh người Mông khi mới 14 - 15 tuổi đã nghỉ học để lấy vợ, lấy chồng.

ADQuảng cáo

Chúng tôi cảm thấy lo ngại khi chứng kiến cuộc sống của các em tại một số trường THCS bán trú, nội trú ở vùng sâu, vùng xa có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học trong tỉnh, nhiều nơi đã bố trí học sinh nam nữ từ lớp 3 đến lớp 5 ở độ tuổi 9 -11,  nhiều em có tuổi từ 13 - 14 tuổi (học sinh đồng bào Mông thường đi học muộn) ở chung trong một phòng. Trong căn phòng khoảng 10m2, có kê mấy giường tầng, các em cùng ăn chung, học bài chung và ngủ chung một phòng.

Theo giải thích từ phía nhà trường thì các em là anh em, họ hàng ở gần nhà nhau. Gia đình đã xin cho các em được ở chung để thuận tiện cho việc giúp đỡ, chăm sóc nhau trong học tập, sinh hoạt, nấu ăn... Và theo họ, vào buổi tối thì các phụ huynh thay nhau đến thăm con em cũng thuận lợi…

ADQuảng cáo

Quan niệm về việc để các em học sinh nam nữ ở chung với nhau như vậy chẳng khác nào “vẽ đường cho hươu chạy”; vô tình tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc sớm với bạn khác giới. Từ đó, nảy sinh tính tò mò, kích thích bản năng tự nhiên... và nhiều chuyện không hay có thể sẽ xảy ra.

Thiết nghĩ các trường cần chủ động sắp xếp cho các em nơi ở theo giới tính, phân biệt rõ khu nam và nữ... Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần phối hợp với phụ huynh học sinh thực hiện tốt việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản giúp các em có đủ kiến thức chăm sóc và bảo vệ bản thân, tập trung cho việc học tập.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Về việc học sinh nam và nữ vùng xa ở trọ chung phòng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO