Phòng chống bệnh quan liêu

Trần Văn Hoạt| 03/03/2014 10:47

Bệnh quan liêu về thực chất là: Người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ xa rời thực tế, xa rời nhân dân, chỉ thiên về mệnh lệnh, công văn giấy tờ; là chủ nghĩa hình thức, chú trọng hình thức hơn so với nội dung hoạt động; lối làm việc bàn giấy, thái độ coi thường thực chất công việc; lạm dụng quyền lực, coi thường lợi ích của tập thể, của nhân dân, cá nhân chủ nghĩa.

ADQuảng cáo

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan liêu mệnh lệnh là “Không đi sâu đi sát phong trào, không nắm được tình hình cụ thể của ngành hoặc của địa phương mình, không gần gũi quần chúng và học hỏi kinh nghiệm của quần chúng. Thích ngồi bàn giấy hơn là đi xuống cơ sở để hiểu đúng thực tế, kiểm tra việc thi hành chính sách, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Thích dùng mệnh lệnh hành chính hơn là kiên nhẫn giáo dục quần chúng một cách có lý, có tình. Do đó mà đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và của Chính phủ có khi không thấu đến quần chúng hoặc bị thi hành lệch lạc” (HCM tt, T.11, tr24). Chủ nghĩa quan liêu là căn bệnh cố hữu trong hệ thống quản lý xã hội, V.I.Lênin đã chỉ rõ: kẻ thù bên trong tệ hại nhất của chúng ta chính là bệnh quan liêu.

Bệnh quan liêu về thực chất là: Người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ xa rời thực tế, xa rời nhân dân, chỉ thiên về mệnh lệnh, công văn giấy tờ; là chủ nghĩa hình thức, chú trọng hình thức hơn so với nội dung hoạt động; lối làm việc bàn giấy, thái độ coi thường thực chất công việc; lạm dụng quyền lực, coi thường lợi ích của tập thể, của nhân dân, cá nhân chủ nghĩa.

Bệnh quan liêu là nguyên nhân nảy sinh nhiều căn bệnh khác trong công tác lãnh đạo, quản lý cũng như trong đời sống xã hội. Bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. Có nạn tham ô, lãng phí là vì có bệnh quan liêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó chắc có tham ô, lãng phí; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô”.

Chống bệnh quan liêu là chống những biểu hiện như: Tách rời quyền hành khỏi quyền lợi và nguyện vọng tập thể; xem thường thực chất sự việc, trốn tránh trách nhiệm, có thái độ thờ ơ với yêu cầu thực tế trong quản lý nhà nước và của cán bộ, nhân viên; làm việc không theo nguyên tắc và những quy định của pháp luật; đùn đẩy trách nhiệm, hậu quả xấu cho cấp trên hoặc cấp dưới; duy trì đẳng cấp, đặc quyền, đặc lợi; khuynh hướng lãnh đạo cứng nhắc, cơ cấu tổ chức nhiều tầng; kéo dài, ngâm việc trong thực hiện nhiệm vụ, làm việc thiếu kế hoạch, thiếu tiến độ, thụ động chờ đợi chỉ thị cấp trên; nhỏ nhặt trong quan hệ với người dưới quyền và can thiệp vô căn cứ vào công việc của họ; đầu óc thủ cựu, giấy tờ phiền phức, nhũng nhiễu dân chúng.

Để đấu tranh khắc phục bệnh quan liêu, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và đặc biệt là cấp cơ sở cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản như sau:

ADQuảng cáo

Một là: Chú trọng tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức và tâm lý xã hội chống bệnh quan liêu không chỉ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí mà trong toàn xã hội.

Hai là: Xây dựng cơ sở pháp lý chống quan liêu như: Hoàn thiện thể chế lãnh đạo quản lý trong đó quy  định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí chức danh; quy định sự tương ứng giữa chức vụ, thẩm quyền và trách nhiệm; có kế hoạch, chương trình hoạt động cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp xuống cơ sở tìm hiểu, nắm vững tình hình thực tế cơ sở…

Ba là: Chú trọng sử dụng thông tin đại chúng, dư luận xã hội để khắc phục các biểu hiện quan liêu; phát huy dân chủ thực sự trong cơ quan, đơn vị và trên địa bàn cơ sở để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân; xây dựng văn hóa lãnh đạo, tăng cường thực hiện pháp chế và trật tự pháp luật cho mỗi cán bộ, công chức.

Bốn là: Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, những giải pháp cơ bản trên phải được tiến hành đồng bộ, gắn liền với cải cách hành chính, nhất là cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy và quá trình chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, công chức.

Ngoài ra, cần chú ý thực hiện các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, như: Tăng cường rèn luyện nâng cao lập trường tư tưởng – chính trị; rèn luyện phẩm chất tâm lý, đạo đức; chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo thông qua thực tiễn sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phòng chống bệnh quan liêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO