Tập trung phát triển đô thị Đắk Mil, phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến sâu là những mục tiêu đột phá mà huyện Đắk Mil đang nỗ lực thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả.
Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chịu tác động rất mạnh của dịch bệnh Covid-19 nhưng với sự điều hành linh hoạt, hiệu quả, kết thúc năm 2021, huyện Cư Jút đã hoàn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu đề ra.
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) ở huyện Krông Nô đã có những chuyển biến tích cực. Huyện đặt mục tiêu hình thành, xây dựng các vùng sản xuất NNƯDCNC quy mô lớn, với định hướng tập trung vào “3 trục sản phẩm” chủ đạo.
Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, Tà Đùng là một điểm di sản thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông và được ví như “Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”. Đắk Nông đang nỗ lực gìn giữ cảnh quan nơi đây để thu hút đầu tư, tạo ra động lực phát triển, nâng tầm thương hiệu Tà Đùng trong tương lai.
Thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi tác động của dịch Covid-19, nhưng với nhiều nỗ lực vượt khó, Vườn Quốc gia Tà Đùng (Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) vẫn đạt nhiều kết quả tích cực. Hơn 21.000 ha rừng và đất rừng do đơn vị quản lý luôn được giữ ổn định và phát triển. Đóng góp vào kết quả này là những nỗ lực tuyên truyền vận động của cán bộ, người lao động đơn vị để người dân sống gần rừng hiểu và tiếp tục gắn bó, giữ rừng.
Năm 2021, dù tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông vẫn nỗ lực hết mình hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Trong đó việc triển khai linh hoạt chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã giúp người lao động ổn định cuộc sống.
Ðối mặt với rất nhiều thách thức do tác động mạnh của đại dịch Covid-19 nhưng ngành Thuế đã linh hoạt, bứt phá trên suốt chặng đường quản lý thu thuế, phí và hoàn thành xuất sắc vượt mức kế hoạch giao trong năm 2021.
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến nhu cầu chuyển phát qua dịch vụ bưu điện tăng cao. Trước bối cảnh đó, Bưu điện tỉnh Đắk Nông đã có nhiều giải pháp vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, vừa góp phần phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Để hỗ trợ chủ rừng là các đơn vị nhà nước, cộng đồng dân cư, UBND các xã… có thêm nguồn lực giữ rừng, thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông đã nỗ lực triển khai các giải pháp thu tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) để chi trả kịp thời cho các đơn vị. Đây là nguồn lực quan trọng để các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh yên tâm giữ rừng.
Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, thời gian qua, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông (Công ty) đã nỗ lực cung cấp nguồn nước tưới ổn định cho hàng ngàn ha cây trồng trên địa bàn tỉnh. Nhiều diện tích đất được người dân chuyển đổi mục đích sử dụng làm tăng diện tích tưới buộc đơn vị phải huy động tối đa nhân lực, máy móc và kinh phí để phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân địa phương.
Những năm qua, ngành Kiểm lâm tỉnh đã có nhiều đóng góp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã. Ngành Kiểm lâm đang quyết tâm giữ "màu xanh" cho Đắk Nông.
Đắk Glong là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Báo Đắk Nông đã có trao đổi với Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong Trần Nam Thuần xung quanh vấn đề này.
Là doanh nghiệp dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin, VNPT Đắk Nông đã nhận thức được trách nhiệm rất lớn trong việc dẫn dắt xây dựng chính quyền điện tử và thực hiện chuyển đổi số.
Những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đắk Nông đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các thông tin về đất đai, góp phần tháo gỡ “nút thắt” trong kêu gọi đầu tư của tỉnh.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (BTTN) có hệ động, thực vật đa dạng, phong phú, nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Những năm qua, Khu BTTN Nam Nung đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học nơi đây.
Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống, trong đó có các tài nguyên được tận dụng lại, hoặc tái sử dụng, các loại phế liệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất phục vụ lại đồng ruộng. Hoạt động này đang được các HTX hướng tới để sản xuất bền vững.