Nỗ lực hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục bền vững

Nguyễn Hiền| 09/02/2021 09:01

Những năm qua, với sự nỗ lực khắc phục khó khăn, ngành Giáo dục đã đa dạng hóa các hình thức, từng bước nâng cao chất lượng từng bậc học, từng vùng, hướng đến mục tiêu bền vững.

ADQuảng cáo

Nhiều giải pháp được triển khai

Đắk Nông là một tỉnh có xuất phát điểm thấp, với nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, nhất là thiếu giáo viên với số lượng lớn, cơ sở vật chất trường, lớp học xây dựng lâu năm. Chất lượng giáo dục giữa các vùng có sự chênh lệch cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Với đặc thù của địa phương, ngành Giáo dục đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Cùng với sự ưu tiên đầu tư của tỉnh, các cơ sở giáo dục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư các công trình phụ.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên được quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ qua các lớp tập huấn, đào tạo dài hạn, ngắn ngày... Nhờ đó tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. Việc cập nhật các phương pháp quản lý và dạy học mới luôn được ngành chú trọng thực hiện.

Cùng với nâng cao chất lượng dạy học, Trường tiểu học Lê Hồng Phong (Gia Nghĩa) còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện kỹ năng cho học sinh

Ngoài những chính sách chung của Trung ương, tỉnh cũng có nhiều chính sách đặc thù thiết thực. HĐND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết như hỗ trợ học sinh có khoảng cách từ nhà đến trường xa; chính sách cho học sinh, sinh viên khó khăn vay kinh phí học tập; hỗ trợ bữa ăn trưa… Những chính sách, nghị quyết nói trên đi vào cuộc sống đã giúp đỡ học sinh khắc phục nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, tỷ lệ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh vùng sâu, vùng xa bỏ học giữa chừng ngày càng giảm.

Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số được quan tâm

Những năm qua, ngành Giáo dục đã chú trọng thực hiện cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng trong tỉnh.

Năm học 2019-2020, chất lượng giáo dục dân tộc thiểu số được nâng lên so với năm học 2015 - 2016, trong đó các chỉ số đều tăng. Đáng chú ý là tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cấp THPT đạt kết quả học tập từ trung bình trở lên tăng 4,66% so với năm học 2015-2016.

ADQuảng cáo

Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh (Gia Nghĩa) được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học của tỉnh

Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số học tại các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh đậu tốt nghiệp THPT tăng 4,91% so với năm học 2015 - 2016. Tỷ lệ học sinh các trường dân tộc nội trú tốt nghiệp THPT đạt 99,9%, tăng gần 5% so với năm 2015. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, toàn tỉnh có 7/8 trường dân tộc nội trú, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%.

Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số tiểu học được lên lớp đạt trên 92%. Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số 5 tuổi hoàn thành chương trình mầm non có thể giao tiếp tốt Tiếng Việt đạt trên 94%.

Nâng cao chất lượng mũi nhọn

Theo ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm học 2015-2016, toàn tỉnh chỉ có 4 học sinh đạt giải quốc gia, đến những năm học sau, số lượng học sinh giỏi quốc gia tăng lên đáng kể: Năm học 2017-2018 có 11 em đạt giải; năm học 2018-2019 có 15 em đạt giải; năm học 2019-2020 có 11 em đạt giải.

Các cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học được tổ chức hàng năm nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích và là nơi để học sinh thể hiện năng lực vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

Giáo viên Trường tiểu học Bế Văn Đàn ở xã Quảng Hòa (Đắk Glong) kèm học sinh chưa hiểu bài trong giờ ra chơi

Trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có 135/273 dự án tham gia đạt giải cấp tỉnh. Trong đó, năm học 2019-2020 có 45/81 dự án tham gia đạt giải, tăng 40 dự án tham gia đạt giải so với năm 2015-2016. Trên cơ sở các cuộc thi, tỉnh đã chọn được những dự án xuất sắc tham dự các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia. Trong cả giai đoạn đã có 6 dự án đạt giải quốc gia gồm 1 giải nhì, 2 giải ba và 3 giải tư.

Số trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng, hiện nay, toàn tỉnh có trên 157 trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia; trong đó, bậc mầm non 37 trường, bậc tiểu học 64 trường, bậc THCS 44 trường, bậc THPT 12 trường.

Tỷ lệ học sinh giỏi bậc THPT tăng từng năm, năm học 2015-2016 trên 8%, đến năm học 2019-2020 tăng lên gần 11%. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT hàng năm đều tăng. Riêng năm 2019 tỷ lệ tốt nghiệp đạt 97,9%, tăng gần 9%.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nỗ lực hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO