Nhân dịp kỷ niệm 56 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2): Tập trung phát triển nguồn lực để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

25/02/2011 08:59

Những năm qua, ngành Y tế tỉnh nhà đã không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh...

ADQuảng cáo

Những năm qua, ngành Ytế tỉnh nhà đã không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thànhtốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinhtế- xã hội của tỉnh. Nhân kỷ niệm 56 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2), phóngviên Báo Đắk Nông đã có cuộc phỏng vấn ông Ngô Minh Trực, Thầy thuốc ưu tú,Giám đốc Sở Y tế về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

PV: Thưa ông, ông có đánhgiá như thế nào về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn thời gianqua?

Ông Ngô Minh Trực: Nhìn chung, trong 7 nămqua, với những nỗ lực của ngành Y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trênđịa bàn đã đạt được những thành quả hết sức quan trọng. Cụ thể, số lượng, chấtlượng khám, chữa bệnh cho bệnh nhân tăng lên rõ rệt. Mạng lưới y tế cơ sở ngàycàng được củng cố và hoàn thiện. Công tác y tế dự phòng cũng được đẩy mạnh, chủđộng khống chế và đẩy lùi được nhiều dịch bệnh nguy hiểm... Trước đây, tìnhhình sốt rét của tỉnh ta được đánh giá là nặng nhất khu vực miền Trung và TâyNguyên với 100% số xã trong vùng có sốt rét lưu hành; trong đó, hơn 80% dân sốsống trong vùng sốt rét lưu hành nặng. Đến nay, tình hình dịch bệnh trên địabàn đã tương đối ổn định, số ca mắc sốt rét đã giảm hơn 80%. Tỷ lệ bệnh nhânmắc các bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy... cũng giảm đáng kể. Bên cạnh đó, cácchương trình tiêm chủng mở rộng, phòng, chống suy dinh dưỡng, sức khỏe sinhsản, HIV/AIDS, lao, phong... cũng được ngành quan tâm thực hiện, kết quả nămsau luôn cao hơn năm trước. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm từ 36,6% (năm2004) xuống còn 26,9% (năm 2010); số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ vắc xinhàng năm đạt trên 95%. Công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình cũng được củng cốvà đẩy mạnh, hoàn thành mục tiêu giảm tỷ suất sinh hàng năm trên 1‰. Ngoài ra,ngành cũng đã phối hợp tốt với các đơn vị thực hiện nhiều hoạt động từ thiệnnhư phẫu thuật chỉnh hình cho nạn nhân chất độc da cam, phẫu thuật đục thủytinh thể, sứt môi hở hàm ếch, xơ hóa cơ Delta, khám và cấp thuốc cho đồng bàovùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số...


Người dân được chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

ADQuảng cáo

PV: Theo ông, khó khăn lớnnhất trong việc phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh là gì và ngành đã giải quyếtra sao?

Ông Ngô Minh Trực: So với mặt bằng chungcủa cả nước thì sự nghiệp y tế tỉnh nhà vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất làtình trạng thiếu bác sĩ và cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhận thức được điều đó,những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế luôn được ngành chútrọng. Từ năm 2004 đến nay, ngành đã tiến hành đào tạo, bồi dưỡng hơn 1.100 cánbộ; trong đó, có 46 cán bộ được đào tạo sau đại học, 86 bác sĩ được bồi dưỡngchuyên khoa, 16 dược sĩ đại học, 77 cử nhân y khoa, hơn 200 bác sĩ cử tuyển vàgần 700 cán bộ trung cấp y-dược được xét tuyển theo địa chỉ và liên thông. Nếunhư năm 2004, toàn ngành Y tế mới chỉ có 690 cán bộ, công nhân, viên chức,trong đó, có 152 bác sĩ thì đến nay đã tăng lên 1652 người với 220 bác sĩ. Đồngthời, thông qua các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ có mục tiêu từTrung ương, ODA, ngân sách địa phương... ngành đã đầu tư xây dựng nhiều côngtrình y tế ở tất cả các tuyến theo hướng xây dựng mới và cung cấp trang thiếtbị đầy đủ. Đặc biệt, việc hoàn thành Đề án “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới ytế cơ sở” giai đoạn 2004-2010 đã góp phần đắc lực trong việc chăm sóc sức khỏeban đầu và phòng bệnh cho người dân ngay từ tuyến cơ sở. Đồng thời, Bệnh việnĐa khoa tỉnh được đầu tư, xây dựng mới với quy mô lớn, có đầy đủ trang thiết bịy tế hiện đại cũng đã đánh dấu bước phát triển mới trong sự nghiệp y tế ở địa phương. Dự kiến, đến năm 2015, tỉnh ta sẽ có một cơ sở hạ tầng kỹthuật y tế đồng bộ và hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sứckhỏe nhân dân trong tình hình mới.

PV: Thời gian tới,ngành Y tế có những định hướng gì để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chămsóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn?

Ông Ngô Minh Trực: Trước tiên, ngành sẽtiếp tục ưu tiên tập trung phát triển các nguồn lực y tế để nâng cao chất lượngchăm sóc sức khỏe nhân dân, trọng tâm là nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹthuật. Theo đó, ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, nhất là đàotạo bác sĩ cho tuyến xã, phường; phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ có 6,2 bácsĩ/vạn dân và 90% trạm y tế xã có bác sĩ. Cùng với phát triển nguồn nhân lực,ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình y tế và cung cấp trang thiếtbị đồng bộ cho các cơ sở y tế trên địa bàn nhằm đạt mục tiêu 20 giường bệnh/vạn dân trong năm 2015. Đồng thời, việc nâng cao chất lượng các dịch vụ phòngvà chữa bệnh cũng sẽ được ngành đặc biệt chú trọng; trong đó, tập trung mở rộngvà phát triển các dịch vụ như chẩn đoán, hồi sức cấp cứu, phẫu thuật và cácchuyên khoa... Ngoài ra, công tác xã hội hóa y tế sẽ được đẩy mạnh hơn nữa đểhuy động các nguồn lực xã hội vào sự nghiệp phát triển y tế của tỉnh nhà. Thôngqua các cuộc vận động lớn như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”, ngành sẽ tăng cường giáo dục, nâng cao trách nhiệm, y đức trong toàn thểcán bộ, công nhân, viên chức nhằm phát huy tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc sứckhỏe nhân dân trên địa bàn.

Bài, ảnh:Vũ Trang

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhân dịp kỷ niệm 56 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2): Tập trung phát triển nguồn lực để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO