Tỉnh Đắk Nông có 5 đơn vị tham gia Diễn đàn kinh tế tập thể, HTX khu vực miền Trung – Tây Nguyên lần thứ I, gắn với Năm du lịch Quốc gia Quảng Nam - 2022 diễn ra từ 18-19/5/2022 tại TP. Tam Kỳ (Quảng Nam).
Với chủ đề “Kinh tế tập thể, HTX với chuyển đổi số, để phục hồi và phát triển bền vững sau đại dịch Covid-19”, Diễn đàn kinh tế tập thể, HTX khu vực miền Trung – Tây Nguyên lần thứ I, gắn với Năm du lịch Quốc gia Quảng Nam - 2022 diễn ra từ 18-19/5/2022 tại TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) là một trong những sự kiện nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Liên minh HTX Việt Nam, nhiệm kỳ 2020-2025.
HTX Vệ sinh môi trường Quyết Thắng, ở xã Tâm Thắng (Cư Jút) được thành lập vào năm 2009. Thời gian qua, HTX chuyên thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Cư Jút, góp phần bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm cho nhiều người.
Đắk Nông hiện có 230 HTX, với hơn 18.600 thành viên, tăng khoảng 1.000 người so với năm 2012. Doanh thu bình quân của HTX đến cuối năm 2021 đạt 4.320 triệu đồng/HTX, tăng 650 triệu đồng so với năm 2013.
Những năm qua, huyện Đắk Song đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế tích cực.
Tổ nuôi dê bon Ta Mung, xã Trường Xuân (Đắk Song) có 10 thành viên, với 300 con dê. Nhờ chăn nuôi dê, bà con đã có thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Do đó, huyện Đắk Glong đã huy động mọi nguồn lực để giữ vững và nâng cao chất lượng xây dựng NTM.
Cựu chiến binh (CCB) K’Sớ, ở bon B’Dơng, xã Quảng Khê (Đắk Glong) là một trong những tấm gương đi đầu trong việc phát triển kinh tế tại địa phương. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông đã góp phần làm đổi thay diện mạo cho bon làng, giúp bà con xóa đói, giảm nghèo.
Thời gian qua, các ngành chức năng, đoàn thể luôn chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đến đông đảo người dân, nhất là các bạn trẻ nhằm chung sức xây dựng văn hóa giao thông.
Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV (Đắk R’lấp) có nhiều lao động nữ tham gia lao động, sản xuất. Thời gian qua, Công ty luôn quan tâm, thực hiện nhiều chế độ, chính sách, giúp chị em yên tâm làm việc, bảo đảm cuộc sống.
Thời gian qua, ngành Thuế tỉnh Đắk Nông đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) về thuế, nhất là thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.
Đời sống sinh hoạt thiếu thốn và áp lực giữ rừng giữa thời điểm "hở ra là rừng bị phá" khiến nhiều nhân viên giữ rừng viết đơn xin nghỉ việc. Đây là thực trạng chung tại các đơn vị lâm nghiệp khi mà áp lực gia tăng nhưng thu nhập của người lao động không bảo đảm.
Nông lâm kết hợp là một trong những giải pháp hiệu quả, giúp huyện Tuy Đức tháo gỡ được “nút thắt” trong phát triển rừng bền vững. Nhờ giải pháp này, huyện đã phần nào xử lý được vấn đề đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm lâu nay.
Để thúc đẩy giảm nghèo, huyện Tuy Đức đã triển khai một số giải pháp tạo nguồn thu nhập cho các hộ nghèo. Cách làm này đã giúp nhiều người tìm kiếm được cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Quý I năm 2022, Nhà máy Alumin Nhân Cơ (Đắk R’lấp) có sản lượng alumin quy đổi đạt cao nhất kể từ trước đến nay. Đây là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV trong năm nay.
Việc phát triển rừng nhiều năm qua gặp một số khó khăn, vướng mắc từ khâu quy hoạch. Do đó, Đắk Nông đã quyết định có sự điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất), lấy cơ sở để phát triển rừng hiệu quả, bền vững hơn.