Trong 2 ngày 29-30/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo Việt Nam cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp năm 2014.
Đảo Trường Sa Lớn cách cảng Cam Ranh theo hướng Đông Nam 254 hải lý, nằm ở 80 38’ 41” vĩ độ Bắc, 1110 55’12” kinh độ Đông, là đảo lớn nhất trong cụm đảoTrường Sa có diện tích 0,2 km2. Khi thủy triều xuống thấp nhất, đảo cao từ 2,4 đến 3m.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, Bộ Ngoại giao nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề biển Đông, vì vậy đã mời ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển và ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư cùng tham gia cuộc họp báo để trả lời những vấn đề liên quan trên biển Đông.
Sáng 20/6, tại Đà Nẵng, Trường Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử”.
Ngày 19/6, tại trụ sở hãng thông tấn Itar-Tass ở thủ đô Moskva, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Xuân Sơn đã họp báo về Ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga cũng như thông báo quan điểm của Việt Nam về Biển Đông cho bạn bè và truyền thông Nga.
Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch vừa có Quyết định số 1825 công nhận cụm bia chủ quyền quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Trước tình hình Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, chiều 16/6, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông.
Tại hội nghị lần thứ 24 các nước thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) diễn ra tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Việt Nam tiếp tục lên tiếng phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên UNCLOS phản đối các hành vi đơn phương của Trung Quốc gây căng thẳng tại Biển Đông.
Luật Biển Việt Nam được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, chính thức công bố vào ngày 16/7/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Luật Biển Việt Nam có 7 chương và 55 điều, nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam bao gồm:
Tối ngày 9/6, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức chương trình tuyên truyền vì biên giới và biển đảo với chủ đề: Tổ quốc gọi tên mình.
Ngày 3/6, Phòng Cảnh sát Bảo vệ và Cơ động, Công an tỉnh đã tổ chức thông báo về tình hình Biển Đông cho cán bộ, chiến sĩ và phát động phong trào Chung tay góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ngày 3/6, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo giới thiệu cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông”.
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (thường được gọi tắt là Tuyên bố DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 tại Phnôm Pênh (Campuchia).
Trước việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến địa điểm mới nhưng vẫn nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ sáng 29/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ba nhóm giải pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
Những ngày qua, việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và có những hành động gây hấn, khiêu khích lực lượng chấp pháp Việt Nam trong khi làm nhiệm vụ đã gây nên những bức xúc trong đông đảo nhân dân nói chung và đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) nói riêng.