Ngành chức năng đang nhìn nhận, đánh giá lại vai trò, vị trí của cây bơ. Từ đó, có định hướng phát triển loại cây trồng này phù hợp, hiệu quả hơn. Xung quanh nội dung này, phóng viên (PV) Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Tình, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT.
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh luôn đồng hành, tiếp sức để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khởi nghiệp phát triển kinh tế từ những tiềm năng, thế mạnh của địa phương gắn với các sản phẩm OCOP.
Nhiều mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của các bạn trẻ bằng các ý tưởng sản xuất độc đáo, gắn với chương trình OCOP đã tạo ra các sản phẩm được người tiêu dùng, thị trường đánh giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế.
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), tỉnh Đắk Nông đã có 47 sản phẩm được chứng nhận đạt OCOP hạng từ 3-4 sao. Các sản phẩm OCOP sau khi được chứng nhận, các chủ thể đã chú trọng đến đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế của sự phát triển thì công tác này đến nay vẫn còn ít và chậm.
HTX Nông nghiệp, Thương mại và Dịch vụ xoài Đắk Gằn (Đắk Mil) thành lập vào năm 2018 hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xoài chất lượng cao. Đến nay, HTX có 20 thành viên chính thức và HTX hiện liên kết với 220 hộ thuộc Hội xoài VietGAP Đắk Gằn để sản xuất xoài. Trong đó, có 70 hộ đã được cấp mã vùng trồng xoài. HTX đang có vùng nguyên liệu xoài rộng tới 343 ha, đều đã được chứng nhận VietGAP.
Từ thực tiễn cuộc sống, hội viên phụ nữ tỉnh Đắk Nông phát huy khả năng sáng tạo, với các ý tưởng khởi nghiệp về phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương - sản phẩm OCOP.
Với mong muốn nâng cao giá trị nông sản tại địa phương, chị Trần Thị Dịu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại và dịch vụ An Phát - Nhãn hiệu Vida Boom, TP. Gia Nghĩa đã tìm nhiều cách để chế biến sản phẩm sau thu hoạch.
Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, Đắk Song đã bố trí nguồn lực, tập trung triển khai Chương trình OCOP một cách sâu rộng và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trong kế hoạch phát triển Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Đắk Nông xác định lấy chủ thể kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể làm nòng cốt để thực hiện.
Đến nay, trong số 47 sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Nông, có tới 19 sản phẩm thuộc về các hợp tác xã (HTX). Điều này cho thấy, HTX đang là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong phát triển sản phẩm OCOP.
Thông qua các hội nghị kết nối giao thương được tổ chức tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, sản phẩm OCOP của Đắk Nông được quảng bá, tiếp cận với nhiều khách hàng. Đây được xem là “kênh” quảng bá sản phẩm OCOP hữu hiệu, được các doanh nghiệp, HTX tích cực tham gia.
Huyện Tuy Đức đang dựa vào các tiềm năng, lợi thế để xây dựng các sản phẩm OCOP. Huyện đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm nhiều sản phẩm OCOP từ các lợi thế sẵn có.
Việc kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP ở Đắk Mil thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn. Các chủ thể OCOP mong muốn sớm được các ngành chức năng đồng hành, hỗ trợ kết nối đầu ra, đưa sản phẩm ra thị trường tốt hơn...
Sàn thương mại điện tử (TMĐT) với lợi thế bán hàng đa kênh trên nhiều nền tảng trực tuyến đang là phương thức tiêu thụ hàng hóa khá hiệu quả. Nắm bắt cơ hội này, nhiều doanh nghiệp, HTX, người dân đang nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn TMĐT.
Chương trình OCOP đã mang lại nhiều kết quả tốt trong phát triển nông nghiệp. Trong đó, các chủ thể đã chú trọng hơn đến việc phát triển nông sản theo chuỗi giá trị, phát huy những lợi thế của địa phương, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 1478/QĐ-TTg ngày 28/11/2022 ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.
Đắk Nông được đánh giá là vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng. Nhiều hoạt động kết nối cung - cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hóa đang được ngành chức năng của tỉnh triển khai, giúp mang lại giá trị kinh tế cho người sản xuất.
Nắm bắt xu hướng phát triển và yêu cầu ngày càng cao của thị trường, Hợp tác xã (HTX) hồ tiêu hữu cơ Bình Tiến, thôn 8, xã Nam Bình, huyện Đắk Song đã áp dụng quy trình sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ, đưa lại hiệu quả sản xuất khá cao và bền vững.
Đây là mục tiêu phấn đấu đề ra của Kế hoạch số 653/KH-UBND ngày 11/11/2022 của UBND tỉnh Đắk Nông về thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025.