Với niềm đam mê và có chút hiểu biết về khảo cổ học, ông Nguyễn Thế Vinh (SN 1949), một nông dân ở thôn 6, xã Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) đã dày công sưu tầm và hiện có hơn 2.000 cổ vật của thời tiền sử.
Xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên cách ngày nay trên 3000 năm, đàn đá (Goong lú) là một nhạc cụ cổ xưa nhất, nó chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần và là “sợi dây” kết nối giữa con người với thế giới tâm linh từ thời tiền sử. Và điều thú vị là, nhạc cụ cổ xưa ấy hôm nay vẫn còn sống động trong tâm thức và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào M'nông và các dân tộc Tây Nguyên.
Mới đây, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 2411 về việc phê duyệt Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm; các tài liệu liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Đắk nông” giai đoạn 2017-2021. Theo đó, Sở Nội vụ là cơ quan thường trực tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện đề án. Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp thực hiện.
Từ khi là thai nhi trong bụng mẹ cho đến lúc chào đời, mỗi đứa trẻ người M’nông trải qua nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, gia đình, dòng họ đều tổ chức một nghi lễ để báo cáo với thần linh như lễ mở mắt, lễ cắt tóc, lễ xỏ tai,... Trong đó, lễ cắt dây rốn ở trẻ em mới sinh đánh dấu cho sự tồn tại và phát triển của đứa trẻ.
Cây bầu trong họ bầu bí, thường được nhiều gia đình ở các bon đồng bào dân tộc M’nông trồng trên nương, rẫy hay xung quanh nhà. Trong sinh hoạt hằng ngày, quả bầu thường được người M’nông dùng để chế biến các món ăn truyền thống như: món cà đắng nấu với bầu, canh bột, luộc,… rất ngon, bổ, mang đậm hương vị của núi rừng.
Chóe, chiêng, nồi đồng, trống,... là những vật dụng quen thuộc của đồng bào M’nông. Trong đó, trống cái được xem là vật linh thiêng đem lại sự bình yên và sức khỏe cho người sở hữu.
Ót N’drông gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào M’nông và có ý nghĩa quan trọng trong việc trao truyền văn hóa cũng như kỹ năng sống. Dù ở khía cạnh nào của cuộc sống, Ót N’drông luôn có những lời khuyên kinh nghiệm hiệu quả và đó là cơ sở để người dân sống tốt hơn.
Năm 2011, Di tích lịch sử N’Trang Gưh nằm ở thôn 1, xã Buôn Choáh (Krông Nô) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Tuy nhiên, từ đó đến nay, công tác quy hoạch, tu bổ, khoanh vùng di tích vẫn còn bỏ ngỏ.
Vào năm 1944 tại bon Bu Mrăng, xã Quảng Trực (Tuy Đức) đã xảy ra một vụ kiện của đồng bào M’nông liên quan đến con voi thật là thú vị. Vì đây là vụ kiện được chủ làng phân xử đúng mức theo qui định luật tục.
Đi dọc tỉnh lộ 4, đoạn qua bon K62, xã Đắk D'rô (Krông Nô) sẽ bắt gặp bảng hiệu “Rượu cần Amí H’Ben”, thương hiệu rượu cần được người dân quanh vùng khen là “ngon có tiếng”.
Trong không khí ấm áp của những ngày đầu năm mới Ất Mùi, tại Khu du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử Nâm Nung (xã Nâm N’Jang, Đắk Song), UBND tỉnh tổ chức Hội xuân Nâm Nung-Mừng Xuân Ất Mùi nhằm tạo cho du khách và người dân có dịp du xuân, thưởng thức ẩm thực, khám phá các giá trị văn hóa của địa phương.
Theo phong tục của người M’nông, khi đứa trẻ vừa tròn một mùa rẫy (nghĩa là vừa tròn một năm tuổi), cha mẹ đứa trẻ phải tiến hành làm lễ cắt tóc (krah soh) và lễ xỏ tai (chuh tor) cho con mình, nhằm cầu mong cho con mình mau chóng khôn lớn, trưởng thành.
Lễ cúng mưa đầu mùa (Bư brah mih rah bôk năm) là một trong những nghi lễ nông nghiệp quan trọng, thể hiện tín ngưỡng phồn thực mà đồng bào M’nông vẫn còn lưu giữ.
Dấu ấn văn hóa Chăm trên cao nguyên M’nông (Đắk Nông ngày nay) vẫn mờ nhạt, nhưng các phát hiện gần đây đã phần nào hé lộ sự hiện diện của nền văn hóa Chăm pa trên vùng đất Nam Tây Nguyên.
Theo già làng Marin ở bon Bu Brung Lu, xã Đắk N’drung (Đắk Song), trong tất cả các lễ hội lớn mang tính cộng đồng của người M’nông như: Sum họp cộng đồng (Tâm r’nglắp bon), Kết nghĩa bon (Jun Jông)… thì phần mở đầu là nghi thức đón bạn, thể hiện lòng hiếu khách, tôn trọng khách, tinh thần đoàn kết, cùng nhau chia sẻ niềm vui với cộng đồng.